CAMERA GIÁM SÁT

Sunday, October 27, 2024

Samsung, Xiaomi, OPPO có đối thủ mới: Nothing Phone sắp bán chính hãng tại Việt Nam, giá chỉ từ hơn 6 triệu đồng

Mới đây, thông tin về việc điện thoại của thương hiệu Nothing sắp bán chính hãng tại thị trường Việt Nam xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng xã hội. Cụ thể, fanpage chính thức của hệ thống bán lẻ CellphoneS đã đăng tải bài đăng "nhá hàng" cho dòng sản phẩm Nothing Phone sắp cập bến đại lý này, thu hút nhiều sự quan tâm của người dùng công nghệ Việt.

Samsung, Xiaomi, OPPO có đối thủ mới: Nothing Phone sắp bán chính hãng tại Việt Nam, giá chỉ từ hơn 6 triệu đồng- Ảnh 1.

Bài đăng tiết lộ điện thoại của thương hiệu Nothing sắp lên kệ chính hãng tại Việt Nam

Được biết, website của hệ thống này cũng đã cập nhật 4 mẫu điện thoại Nothing là Nothing Phone (1), Nothing Phone (2), Nothing Phone (2a) và Nothing CMF Phone 1. Trong đó, Nothing Phone (1) và (2) là hai model tầm trung, Phone (2a) là dòng cắt giảm và CMF Phone 1 là model mới nhất, tập trung vào thiết kế đặc sắc nhưng vẫn có giá dễ tiếp cận.

Samsung, Xiaomi, OPPO có đối thủ mới: Nothing Phone sắp bán chính hãng tại Việt Nam, giá chỉ từ hơn 6 triệu đồng- Ảnh 2.

Website của CellphoneS cập nhật 4 mẫu điện thoại Nothing, trong đó Nothing Phone (2a) và Nothing CMF Phone 1 sẽ sớm lên kệ chính hãng

Trao đổi với ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện CellphoneS, vị này cho biết hệ thống đang đẩy nhanh việc nhập hàng để kịp mở bán các dòng điện thoại Nothing Phone đúng dịp Black Friday, một trong những ngày hội mua sắm lớn nhất năm của CellphoneS (năm nay là ngày 29/11).

Mức giá dự kiến cho 2 model Nothing Phone (2a) và Nothing Phone CMF 1 được tiết lộ là 8,49 triệu đồng và 6,49 triệu đồng. Mức giá này theo nhận định của ông Huy là thấp hơn 10 - 15% so với các sản phẩm thương hiệu Trung Quốc cùng phân khúc, ngoài ra cũng thấp hơn giá thương lái đang chào trên thị trường xách tay khoảng 5%. Để so sánh, Nothing Phone (2a) và Phone CMF 1 có giá bán niêm yết khởi điểm từ 349 USD và 199 USD, tương đương 8,89 triệu đồng và 5 triệu đồng theo tỷ giá quy đổi hiện tại.

Samsung, Xiaomi, OPPO có đối thủ mới: Nothing Phone sắp bán chính hãng tại Việt Nam, giá chỉ từ hơn 6 triệu đồng- Ảnh 3.

Nothing Phone (2) và Nothing Phone (2a)

Tham khảo trên một số hội nhóm mua bán điện thoại xách tay, Nothing Phone 2a đang được rao bán với giá khoảng 8 - 10 triệu đồng cho hàng mới nguyên seal tùy phiên bản bộ nhớ. Với máy cũ đã qua sử dụng, giá dao động từ 6 - 7 triệu đồng. Trong khi đó Nothing Phone CMF 1 được rao bán từ 5 triệu đồng tới 7 triệu đồng tùy hình thức máy.

"Các sản phẩm của Nothing có một số đặc điểm nổi bật như hệ thống đèn LED ở mặt lưng; trải nghiệm mượt mà tiệm cận Google Pixel; hỗ trợ kết nối 5G; trang bị các linh kiện phần cứng mạnh mẽ nhất phân khúc đặc biệt là dòng máy CMF", ông Huy cho biết.

Được biết, CellphoneS sẽ đảm nhiệm khâu nhập hàng, phân phối hàng và bảo hành các sản phẩm của Nothing khi bán chính hãng tại Việt Nam. "Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về chế độ bảo hành 1 đổi 1 trong 30 ngày đầu tại CellphoneS và trong 12 tháng bảo hành lỗi tại hệ thống Điện thoại Vui" , ông Huy khẳng định về quyền lợi người tiêu dùng khi mua các sản phẩm Nothing tại CellphoneS, bởi, vấn đề bảo hành sản phẩm của một thương hiệu non trẻ luôn là một trong những vấn đề được người dùng Việt cực kỳ quan tâm.

Như vậy, trong thời gian tới, phân khúc smartphone tầm trung tại Việt Nam sẽ thêm phần sôi động với sự xuất hiện của thương hiệu Nothing. Theo thống kê từ Canalys, trong Quý 2 vừa qua, top 5 thương hiệu điện thoại có thị phần lớn nhất tại Việt Nam thuộc về OPPO, Samsung, Xiaomi, Apple và vivo. Nothing sẽ thể hiện ra sao khi đặt chân vào mảnh đất hình chữ S?

Samsung, Xiaomi, OPPO có đối thủ mới: Nothing Phone sắp bán chính hãng tại Việt Nam, giá chỉ từ hơn 6 triệu đồng- Ảnh 4.

Thị phần smartphone tại Việt Nam trong giai đoạn Quý 2/2024 theo thống kê từ Canalys

Nothing là thương hiệu gì?

Nothing là một thương hiệu công nghệ được thành lập vào năm 2020 bởi Carl Pei, người từng là đồng sáng lập của OnePlus. Nothing mang đến một làn gió mới trong ngành công nghệ, với triết lý thiết kế tập trung vào sự đơn giản, tinh tế và kết nối chặt chẽ giữa con người với công nghệ. Kể từ khi ra mắt, thương hiệu đã nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ các sản phẩm sáng tạo, đặc biệt là dòng tai nghe và smartphone.

Samsung, Xiaomi, OPPO có đối thủ mới: Nothing Phone sắp bán chính hãng tại Việt Nam, giá chỉ từ hơn 6 triệu đồng- Ảnh 5.

Carl Pei thành lập Nothing vào năm 2020 ngay sau khi rời khỏi vị trí Giám đốc OnePlus Global

Trước khi thành lập Nothing, Carl Pei đã gắn bó chặt chẽ với OnePlus - một thương hiệu con của OPPO, thuộc tập đoàn BBK Electronics. OnePlus đã nổi lên như một hiện tượng trong giới công nghệ với phương châm "flagship killer", cung cấp những sản phẩm có cấu hình cao với giá cả hợp lý. Carl Pei đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng OnePlus, đặc biệt là trong mảng marketing và chiến lược sản phẩm, giúp OnePlus trở thành một trong những thương hiệu được yêu thích bởi các tín đồ công nghệ trên toàn cầu.

Samsung, Xiaomi, OPPO có đối thủ mới: Nothing Phone sắp bán chính hãng tại Việt Nam, giá chỉ từ hơn 6 triệu đồng- Ảnh 6.

Dưới thời của Carl Pei, điện thoại OnePlus "nổi lên như cồn" và có những chất rất riêng. Kể từ sau khi Carl Pei rời OnePlus, thương hiệu này một lần nữa trở thành thương hiệu con của OPPO thay vì hoạt động độc lập như trước đây

Nothing ra mắt sản phẩm đầu tiên của mình vào năm 2021, là chiếc tai nghe không dây Nothing Ear (1). Tai nghe này nổi bật nhờ thiết kế trong suốt, khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm trên thị trường, và tập trung vào âm thanh chất lượng cao với giá cả hợp lý, từ đó gây dựng được tên tuổi nhất định trong giới công nghệ nói chung.

Samsung, Xiaomi, OPPO có đối thủ mới: Nothing Phone sắp bán chính hãng tại Việt Nam, giá chỉ từ hơn 6 triệu đồng- Ảnh 7.

Nothing Ear (1) là sản phẩm công nghệ đầu tiên của thương hiệu Nothing, ra mắt vào năm 2020

Tiếp nối thành công của tai nghe, Nothing đã mở rộng sang lĩnh vực smartphone với dòng sản phẩm Nothing Phone (1) ra mắt vào năm 2022. Đây là chiếc smartphone có thiết kế độc lạ với mặt lưng trong suốt, tích hợp đèn LED đặc trưng mà họ gọi là Glyph Interface, thể hiện rõ triết lý sáng tạo của thương hiệu. Glyph Interface cho phép người dùng nhận biết thông báo qua ánh sáng và tăng cường khả năng tùy chỉnh trải nghiệm.

Giữa năm 2024, Nothing giới thiệu chiếc smartphone đầu tiên dưới cái tên CMF giá rẻ mang tên CMF Phone 1, tập trung vào ba yếu tố chính: màu sắc (Color), vật liệu (Material) và hoàn thiện (Finish). Điểm nhấn của sản phẩm là mặt lưng có thể thay thế dễ dàng cùng vi xử lý MediaTek Dimensity 7300.

Samsung, Xiaomi, OPPO có đối thủ mới: Nothing Phone sắp bán chính hãng tại Việt Nam, giá chỉ từ hơn 6 triệu đồng- Ảnh 8.

CMF là một thương hiệu con của Nothing với các sản phẩm tập trung vào thiết kế sáng tạo và đẹp mắt

Các sản phẩm của Nothing khẳng định triết lý về tính đơn giản nhưng độc đáo, tạo ra sự khác biệt trên thị trường smartphone vốn đã bão hòa.

Friday, October 25, 2024

Người dùng đổ xô cài ứng dụng Temu để kiếm tiền "vỡ mộng", không dễ ăn đâu!

Những ngày gần đây, sàn thương mại điện tử Temu đang là cái tên “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt Nam. Khắp trên các trang mạng xã hội, người người bàn tán và đổ xô tải về ứng dụng này.

Để thu hút người dùng tham gia sàn thương mại điện tử mới này, Temu đã tung ra nhiều ưu đãi lớn dành cho người dùng mới. Không chỉ mua được hàng với mức giá “siêu rẻ”, nhiều người tải Temu về và giới thiệu cho bạn bè còn được kiếm được tiền cho mỗi lần giới thiệu thành công.

Người dùng đổ xô cài ứng dụng Temu để kiếm tiền "vỡ mộng", không dễ ăn đâu!- Ảnh 1.

Để thu hút người dùng tham gia, Temu đã tung ra nhiều ưu đãi lớn dành cho người dùng mới. (Ảnh chụp màn hình)

Cụ thể, người dùng mới lập tài khoản trên sàn Temu được tặng ngay 50.000 đồng. Nếu giới thiệu được bất cứ ai đăng ký tài khoản qua đường dẫn được tạo sẵn, người dùng nhận ngay 150 nghìn đồng và nhận hoa hồng 10 đến 30% dựa trên giá trị đơn hàng. Đây là mức hoa hồng cao hơn so với các nền tảng khác như Shopee, Lazada,…

Theo đó đơn hàng dưới 1,24 triệu đồng, người giới thiệu được hưởng 10%; đơn hàng 1,25-2,49 triệu đồng, được hưởng 20% và đơn hàng từ 2,5 triệu đồng trở lên người giới thiệu sẽ được hưởng 30%. Dù vậy, chính sách của ứng dụng này không hề dễ dàng như quảng cáo.

Cụ thể, theo chính sách của Temu, người giới thiệu chỉ có thể kiếm tiền hoa hồng 10-30% cho 10 lần mua hàng đầu tiên được thực hiện bởi “một người dùng ứng dụng mới” bằng đường link giới thiệu trong vòng 30 ngày.

Người dùng đổ xô cài ứng dụng Temu để kiếm tiền "vỡ mộng", không dễ ăn đâu!- Ảnh 2.

Chương trình tiếp thị liên kết của Temu là một cơ hội kiếm tiền hấp dẫn, nhưng không phải "miếng bánh" dễ ăn.

Theo định nghĩa của Temu, “người dùng ứng dụng mới” có nghĩa là người dùng tải ứng dụng Temu và đăng ký với Temu lần đầu tiên trên ứng dụng.

Người dùng ứng dụng mới sẽ bị loại khỏi trạng thái người dùng ứng dụng mới nếu họ gỡ cài đặt ứng dụng Temu. Người dùng web mới có nghĩa là người dùng Temu đăng ký với Temu lần đầu tiên trên trang web Temu”, chính sách của Temu nêu rõ.

Như vậy, để người giới thiệu nhận được hoa hồng, người được giới thiệu phải mua hàng qua ứng dụng trong thời gian 30 ngày và không được gỡ cài đặt ứng dụng Temu. 

Trong trường hợp người dùng ứng dụng mới gỡ cài đặt ứng dụng Temu, họ sẽ bị mất trạng thái “người dùng ứng dụng mới”, đồng nghĩa với việc người giới thiệu sẽ không nhận được hoa hồng kể từ lúc đó.

Chính sách của Temu nêu rõ “tiền thưởng sẽ chờ xử lý trong tài khoản của bạn sau khi người dùng ứng dụng mới có được trạng thái người dùng ứng dụng mới, không thể rút tiền cho đến khi cùng người dùng ứng dụng mới thực hiện giao dịch mua đủ điều kiện đầu tiên trên ứng dụng Temu”.

Người dùng đổ xô cài ứng dụng Temu để kiếm tiền "vỡ mộng", không dễ ăn đâu!- Ảnh 6.

Tương tự, nếu muốn nhận 150 nghìn đồng thông qua việc giới thiệu bạn bè đăng ký tài khoản thì người được giới thiệu cũng phải thực hiện giao dịch mua đủ điều kiện trên ứng dụng Temu.

Nếu bất kỳ người dùng ứng dụng mới nào không thực hiện giao dịch mua đủ điều kiện trên ứng dụng Temu, tiền thưởng sẽ bị Temu hủy bỏ. Nếu một giao dịch mua đủ điều kiện bị hủy bỏ, hoàn lại hoặc trả lại, dù một phần hoặc toàn bộ, hoa hồng và/hoặc tiền thưởng cho giao dịch mua đó có thể bị Temu hủy bỏ“, chính sách của Temu nhấn mạnh.

Chuyên gia mách nước để tránh sa vào bẫy “lấy lại tiền bị lừa”

Thời gian gần đây, lợi dụng tâm lý tiếc tiền, muốn lấy lại tiền đã bị lừa đảo qua mạng, nhiều người dân tiếp tục trở thành nạn nhân của chiêu trò “lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo”. Đáng chú ý, các đối tượng còn lợi dụng thiết lập nhiều trang web, trang thông tin, trang mạng xã hội giả mạo các đơn vị, cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo “lấy lại tiền bị lừa”

Mới đây, Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông tạm giữ hình sự 6 đối tượng đều sinh năm 2006, trú tại thành phố Gia Nghĩa để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chuyên gia mách nước tránh lừa đảo trên mạng: Bí quyết giữ An toàn tài chính - Ảnh 1.

Theo kết quả điều tra ban đầu, nhóm đối tượng này theo dõi các phiên live trực tiếp của các trang Facebook có nội dung lừa đảo rồi tìm cách liên hệ với người bị hại và nhắn tin cho những người này thông báo họ đã bị lừa. Đánh vào tâm lý nạn nhân mong muốn lấy lại số tiền đã mất, các đối tượng thông báo với nạn nhân mình cũng từng bị lừa như vậy nhưng đã nhờ người lấy lại được tiền, nếu người bị hại đồng ý sẽ hướng dẫn cách lấy lại số tiền đã bị mất.

Bằng thủ đoạn trên, nhiều bị hại tiếp tục bị mất tiền khi làm theo các bước hướng dẫn của nhóm đối tượng trên. Sau đó chúng chặn mọi liên lạc và xóa các tài khoản mạng xã hội, tạo các tài khoản mới để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người khác.

Bước đầu, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Gia Nghĩa xác định, với thủ đoạn trên, từ tháng 3/2024 đến ngày 25/7/2024 các đối tượng đã lừa đảo và chiếm đoạt số tiền trên 720 triệu đồng của 135 bị hại trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Số tiền kiếm được các đối tượng sử dụng vào việc ăn chơi, du lịch...

Đây không phải lần đầu tiên vụ việc này xảy ra, trước thực trạng trên, mới đây Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, một người phụ nữ ở Thanh Hoá sau khi bị lừa đảo do tham gia làm cộng tác viên chốt đơn cho một nhãn hàng, đã nghe theo hướng dẫn của đối tượng cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, cung cấp thông tin cá nhân, chuyển khoản tiền “phí dịch vụ” và bị chiếm đoạt thêm một lần nữa.

Theo cảnh báo của Cục An toàn thông tin, đối với hình thức lừa đảo “lấy lại tiền bị lừa” đang tràn lan trên mạng xã hội, người dân cần đặc biệt lưu ý và tìm hiểu những dấu hiệu để nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Bởi, chỉ với từ khóa "lấy lại tiền lừa đảo", người sử dụng mạng xã hội Facebook có thể tiếp cận với hàng trăm hội nhóm na ná nhau, trong đó có nhiều hội nhóm lên tới hàng trăm ngàn thành viên, như "tiếp nhận hồ sơ", "hỗ trợ lấy lại tiền bị treo", "thu hồi tiền lừa đảo", "thu hồi tiền treo trên sàn thương mại điện tử", "thu hồi tiền treo không cần cọc"…

Theo thống kê ở các vụ lừa đảo kép, nạn nhân không biết rằng, các tài khoản tự xưng là hỗ trợ lấy lại tiền cũng chính là tài khoản lừa đảo ban đầu. Đặc biệt từ tháng 5/2024 đến nay, 60% bị hại của các vụ lừa đảo qua mạng lại bị lừa thêm một lần nữa.

Trước thực trạng này, Thiếu tá Phí Văn Thanh, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phân tích, thủ đoạn lấy lại tiền bị lừa là một chiêu trò rất tinh vi, đánh vào tâm lý của những nạn nhân đã từng bị lừa bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Qua đó, các đối tượng dẫn dụ, lừa đảo họ thêm một lần nữa. Hình thức này, đang diễn biến hết sức phức tạp.

Qua quá trình đấu tranh, Thiếu tá Phí Văn Thanh cho biết, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thường thấy 3 thủ đoạn như sau:

Chuyên gia mách nước tránh lừa đảo trên mạng: Bí quyết giữ An toàn tài chính - Ảnh 2.

Thiếu tá Phí Văn Thanh, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Thủ đoạn thứ nhất, đối tượng lừa đảo thường tạo hội nhóm lớn trên Facebook với tên gọi hấp dẫn như: Thu hồi tiền lừa đảo, hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa.

Thủ đoạn thứ hai, các đối tượng đóng vai trò là các luật sư, nhân viên ngân hàng, hay các kỹ sư công nghệ thông tin cung cấp các dịch vụ để lấy lại tiền bị lừa nhằm tạo sự tin tưởng cho nạn nhân.

Thủ đoạn thứ 3, đối tượng lừa đảo thường tạo ra các trang web giả mạo các cơ quan tổ chức. Ví như Bộ Công an, hay Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Từ đó, tăng uy tín cho bản thân, tạo được sự tin tưởng từ các nạn nhân.

Những kẻ lừa đảo thường gây áp lực, buộc người dân phải cung cấp thông tin

Đáng chú ý, một số đối tượng còn sử dụng các tính năng chạy quảng cáo của các nhà cung cấp dịch vụ. Qua các bài viết, video đăng tải thu hút được nhiều lượt like, view. Thậm chí có rất nhiều lượt tương tác. Qua đó, tạo được sự xuất hiện, cũng như tần suất xuất hiện dầy đặc trên mạng xã hội.

“Lợi dụng tâm lý của các nạn nhân khi bị mất tiền thường lên các trang mạng xã hội để than vãn, nhận được lời hỏi thăm, cũng như tìm kiếm các lời khuyên nhằm lấy lại được tiền mình đã bị lừa trên mạng xã hội. Qua đó, các đối tượng tích cực khai thác các cảm xúc tuyệt vọng của nạn nhân. Từ đó, sẵn sàng nắm bắt tất cả các cơ hội, dù có thể mong manh lấy lại được tiền. Bằng cách, chúng xuất hiện đúng lúc với vai trò là người cứu trợ, tỏ ra rất hiểu và đồng cảm với nạn nhân. Bọn chúng chia sẻ những câu chuyện của những người khác đã từng bị lừa, và đã lấy lại được tiền thành công, tạo ra môi trường ủng hộ và thuyết phục nạn nhân là “mình không phải là người duy nhất, đang tin tưởng vào quá trình đòi nợ này”- Thiếu tá Thanh phân tích.

Cùng với đó, Thiếu tá Thanh cho rằng, nhóm đối tượng lừa đảo còn sử sụng các thuật ngữ chuyên môn, đăng tải những bài viết, hoặc những câu chuyện thành công trên mạng xã hội làm cho nạn nhân tin tưởng rằng họ đang làm việc với những tổ chức có uy tín. Song song với đó, các đối tượng tạo ra các kịch bản giả lập rằng, ban đầu các đối tượng lừa đảo đang đồng ý trả lại tiền, nhưng cần có thêm ít chi phí để xử lý, hoặc là giao dịch để hoàn tất. Với những kịch bản thế này, khiến nạn nhân tin tưởng rằng, họ đang rất gần với việc lấy lại tiền và chỉ cần thêm một chút chi phí nữa là họ có thể hoàn thành quá trình

Theo Thiếu tá Thanh, những trang web của Bộ Công an, hoặc các trang web chính thức của cơ quan nhà nước thường có tên miền .gov.vn. Các trang web có tên miền khác như .com, hay .org nhưng không rõ nguồn gốc cần đặc biệt chú ý. Vì, các trang giả mạo thường đăng tải thông tin không rõ ràng, không có căn cứ pháp lý hoặc chứa các liên kết đến các trang không đáng tin cậy. Thậm chí có những trang yêu cầu cung cấp số tài khoản ngân hàng, số CCCD, hoặc mã OTP.

Qua đây, Thiếu tá Thanh lưu ý: Các bộ, cơ quan nhà nước, Bộ Công an, Viện Kiểm sát, Toà án, các đơn vị hành chính nào đó không gọi điện để điều tra qua điện thoại, không yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, hay đóng tiền qua điện thoại.

“Những kẻ lừa đảo, thường gây áp lực, buộc người dân phải cung cấp thông tin, hoặc chuyển tiền ngay lập tức. Bọn chúng cũng không quên đe doạ, nếu không làm ngay sẽ bị bắt giam hoặc gặp phải những vấn đề pháp lý nghiêm trọng. Người dân phải hiểu được những nguồn thông tin chính thức, Bộ công an, hoặc an ninh mạng đã có những trang mạng xã hội chính thức được xác nhận bằng dấu tích xanh. Qua đó, người dân có thể tin tưởng để tìm những nguồn thông tin chính thức đó để theo dõi”- Thiếu tá Thanh phân tích.

Thiếu tá Thanh đưa ra lời khuyên, thứ nhất, người dân cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các địa chỉ trang web, hoặc địa chỉ trang mạng xã hội. Tuyệt đối không cung cấp thông tin như số tài khoản ngân hàng, số CCCD, mã OTP qua tài khoản, qua tin nhắn, qua email. Khi nhận được bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến tiền bạc, thông tin cá nhân thì phải liên hệ trực tiếp cơ quan công an.

Trong trường hợp người dân bị đe doạ hoặc yêu cầu chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng cần phải cẩn trọng, từ chối ngay lập tức. Người dân không chuyển tiền vào số tài khoản được cung cấp từ nguồn không chính thức.

Về phía Bộ Công an, Cục an ninh mạng, Thiếu tá Thanh cho hay, cơ quan chức năng đang theo dõi tích cực, giám sát các hoạt động tội phạm trên các nền tảng mạng xã hội, các nhóm lừa đảo sẽ bị nhận diện và đưa vào trong danh sách điều tra.

Chuyên gia mách nước tránh lừa đảo trên mạng: Bí quyết giữ An toàn tài chính - Ảnh 3.

Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC). Ảnh Báo Lao Động

Về vấn đề này, chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu khẳng định, không có dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa. Hãy ngay lập tức báo sự việc cho cơ quan chức năng, như cảnh sát hoặc ngân hàng, để họ tiến hành điều tra và cung cấp sự hỗ trợ khi bạn bị lừa đảo mạng.

Hãy luôn cảnh giác vì tội phạm gần đây giả danh sự uy tín của công ty, doanh nghiệp, luật sư, kiểm sát viên hoặc chuyên gia an ninh mạng - Sau đó, chúng sẽ sử dụng các kỹ thuật thao túng tâm lý để thuyết phục và xây dựng lòng tin của nạn nhân. Để dẫn dụ nạn nhân của các vụ lừa đảo mạng, về việc lấy lại tiền khi đã bị lừa với một khoản phần trăm so với số tiền đã bị lừa đảo, ví dụ bị lừa 100 triệu thì cần phải gửi 20% của số tiền, tức là 20 triệu, nhiều người đã nhẹ dạ cả tin và bị lừa tiếp lần hai. Sau khi chuyển tiền xong là khoá chặn liên lạc với nạn nhân.

Chuyên gia Hiếu lưu ý, người dân phải luôn luôn giữ cảnh giác và không đồng ý thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào mà không có đầy đủ thông tin và xác minh. Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân của bạn và tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến để tránh trở thành nạn nhân. Ngoài ra, tham khảo trang web dauhieuluadao.com để có thể cập nhật kiến thức về 3 bước phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng. Luôn luôn chậm lại và kiểm chứng mọi thứ trên không gian mạng là một điều hết sức cần thiết.

Cơ quan chức năng cũng đang có 1 số kênh để cảnh báo như canhbao.ncsc.gov.vn và tinnhiemmang.vn để người dân có thể cập nhật kiến thức, và kiểm tra những đường link giả mạo, độc hại, lừa đảo.

Sau iPhone 16, Apple âm thầm ra mắt một thiết bị mới khiến "ai cũng phải thốt lên": Chán!

Thiết bị nhàm chán

Như để che giấu việc không có nhiều thay đổi trên chiếc máy tính bảng mới, Apple ra mắt iPad Mini thế hệ thứ 7 "không kèn không trống" bằng thông báo trên trang web chính thức, thay vì tổ chức sự kiện để thu hút truyền thông.

Hôm 23/10, những chiếc iPad Mini 7 đầu tiên đã đến tay người dùng và được một số kênh truyền thông đăng tải bài review. Không ngạc nhiên khi cả Engadget và CNN đều dùng chung một từ để mô tả về máy tính bảng mới của Apple: Chán!

Theo Engadget, iPad mini mới đi theo đúng phong cách quen thuộc của Apple là chỉ mang đến những nâng cấp nhỏ bên trong thay vì tạo ra những thay đổi lớn khiến người dùng trầm trồ. Apple không vội vàng thiết kế lại iPad mini chỉ sau một thế hệ, vì vậy một lần nữa iPad Mini 7 trông không khác gì so với thiết bị tiền nhiệm.

 - Ảnh 1.

Những điểm mới trên iPad mini 7 chỉ đơn giản là dung lượng lưu trữ lớn hơn, hỗ trợ Apple Pencil Pro và quan trọng nhất là chip mạnh hơn. A17 Pro cho phép iPad mini sử dụng các tính năng Apple Intelligence mới nhất, và đó có lẽ là lý do duy nhất khiến chiếc máy tính bảng này được ra đời.

Nếu đặt cả hai mẫu iPad Mini mới và cũ cạnh nhau, bạn sẽ rất khó phân biệt được chiếc nào nếu không dựa vào màu sắc.

Không có nhiều điều để phàn nàn khi nói đến thiết kế của iPad mini khi đây là mẫu máy tính bảng hoàn hảo để cầm trên tay cho các mục đích tiêu thụ nội dung, với phần viền mỏng, thời lượng pin tốt và màn hình đẹp.

Giống như các mẫu iPad không phải Pro trước đó, máy không có hỗ trợ Face ID mà sử dụng cảm biến Touch ID trên nút nguồn, nhanh và tiện lợi, nhưng chưa thể bằng Face ID.

Máy cũng có cùng camera trước và sau như iPad mini đời cũ. Camera 12 megapixel ở mặt sau chụp ảnh khá tốt trong điều kiện thiếu sáng nhưng không thể so sánh với iPhone dù là thế hệ cũ.

Màn hình 8,3 inch trên iPad mini có chất lượng gần như ngang bằng với màn hình trên iPad Air. Nó hỗ trợ gam màu rộng P3, có lớp phủ chống phản chiếu và được phủ hoàn toàn lên mặt kính phía trước, không giống như màn hình trên iPad cấp thấp.

Tất cả các thông số kỹ thuật này, bao gồm độ phân giải và mật độ 326 PPI, đều không thay đổi so với mẫu trước. Đây là một màn hình rất đẹp, nhưng vẫn là màn hình LCD tiêu chuẩn với tốc độ làm tươi 60Hz hiện đã trở nên tầm thường.

Cũng giống như iPhone, Apple có sự phân cấp rất lớn khi nói về màn hình khi đã giữ công nghệ màn hình tốt nhất cho iPad Pro.

Một tin tốt về màn hình là có vẻ như Apple đã khắc phục được lỗi "jelly-scrolling" từng gây khó chịu trên iPad mini trước đó.

 - Ảnh 2.

iPad mini 7 dành cho ai?

Tính năng mới nổi bật ở đây là chip A17 Pro, mà Apple cho biết nhanh hơn 30% so với A15 trong iPad mini trước đó. GPU 5 lõi nhanh hơn 25% và hỗ trợ dò tia tăng tốc phần cứng.

Điểm chuẩn từ Geekbench 6 cho thấy A17 Pro trong iPad mini có hiệu năng kém hơn một chút so với A17 Pro trong iPhone 15 Pro nhưng là đủ để sử dụng trên máy tính bảng kích thước này. Tất nhiên là không thể so sánh với chip dòng M.

Với kích thước nhỏ, iPad mini khó có thể trở thành một công cụ thay thế laptop như iPad Pro. Thay vào đó, nó trở thành một người bạn đồng hành thoải mái trên ghế dài để duyệt internet, nhắn tin cho bạn bè, xem email, chơi trò chơi và thỉnh thoảng chỉnh sửa một số ảnh.

Một thay đổi lớn khác đối với iPad mini là hỗ trợ cho Apple Pencil Pro đã được giới thiệu vào đầu năm nay.

Cuối cùng, iPad mini có dung lượng lưu trữ 128GB, gấp đôi so với trước đây, với mức giá 499 USD (giá ở Việt Nam khoảng 14 triệu), cùng tùy chọn lên 512GB. Và như thường lệ, bạn có thể thêm kết nối 5G với giá thêm 150 USD.

Đây là thiết bị có kích thước hoàn hảo để đọc, cho dù đó là các bài viết trên trang web cho đến sử dụng ứng dụng Kindle hoặc Apple Books. Dù không thể so sánh với các máy đọc sách chuyên dụng vì dùng màn hình LCD, nhưng iPad mini nhìn chung là thiết bị đọc tốt hơn nhiều so với bất kỳ iPad nào khác.

Nhờ chip A17 Pro, iPad mini cũng có thể chơi một số trò chơi AAA như Death Stranding và Assassin's Creed Mirage. Ngoài ra, với bút hỗ trợ, iPad mini là một cuốn sổ tay kỹ thuật số tuyệt vời để phác thảo và ghi chú.

Pin máy cũng khá ấn tượng trong các bài thử nghiệm của CNN, với 11 giờ 30 phút, bao gồm phát video 4K không ngừng ở độ sáng 50%.

Nhìn chung, iPad mini năm nay là một trong những bản cập nhật điển hình của Apple tập trung vào phần mềm và phần cứng bên trong hơn là thiết kế lại hào nhoáng.

Nếu đã sử dụng iPad mini trước đó, bạn có thể bỏ qua bản cập nhật này trừ khi thực sự muốn sử dụng Apple Intelligence.

Thursday, October 24, 2024

Nhiều rắc rối khiến người dùng lo ngại đăng ký mạng 5G trên điện thoại

Mạng 5G đã chính thức được triển khai tại Việt Nam. Nhiều người dùng trải nghiệm 5G tỏ ra bất ngờ về tốc độ truyền dữ liệu, đặc biệt khi xem các video 4K, tuy nhiên, cũng có không ít người cảm thấy lo ngại về một số vấn đề bất cập xảy ra trong quá trình sử dụng. 

Máy bị nóng khi dùng 5G

Theo phản ánh từ nhiều người dùng, 5G có thể khiến nhiệt độ smartphone tăng cao, đặc biệt khi truyền dữ liệu dung lượng lớn trong thời gian dài. 

Đây không phải là một điều mới mẻ. Bởi từ tháng 8/2022, trong một thử nghiệm được công bố bởi SmartViser đã cho thấy một số smartphone đạt 48 độ C sau khoảng 20 phút tải dữ liệu qua 5G và hiện cảnh báo quá nhiệt. 

Trên các diễn đàn, nhiều người dùng phản ánh tình trạng smartphone quá nóng khi dùng 5G.

Những lo ngại phổ biến khi sử dụng 5G trên smartphone - Ảnh 1.

Người dùng iPhone lên tiếng về tình trạng quá nhiệt khi sử dụng 5G

Nhiều chuyên gia trong ngành công nghệ đã đưa ra lý giải về nguyên nhân vì sao mạng 5G có thể khiến điện thoại nóng lên.

Một trong những yếu tố chính dẫn đến việc điện thoại nóng lên khi sử dụng mạng 5G là do tốc độ truyền tải dữ liệu cực cao. Theo đó, chip xử lý trong điện thoại phải hoạt động nhiều hơn. Điều này làm tăng mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị, từ đó sinh ra nhiệt lượng lớn hơn.

Qualcomm, một trong những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, đã giải thích rằng việc sử dụng các modem 5G có thể tăng đáng kể lượng nhiệt phát ra từ điện thoại. Khi thiết bị phải xử lý dữ liệu lớn trong thời gian dài, nhiệt độ của máy sẽ tăng lên.

Những lo ngại phổ biến khi sử dụng 5G trên smartphone - Ảnh 2.

Ngoài tốc độ dữ liệu cao, một yếu tố khác góp phần làm cho điện thoại nóng lên khi sử dụng 5G là tín hiệu mạng yếu. Anshel Sag, một nhà phân tích của Moor Insights & Strategy, đã giải thích rằng khi người dùng ở trong khu vực có sóng 5G không ổn định hoặc yếu, điện thoại sẽ phải hoạt động liên tục để duy trì kết nối. Quá trình này yêu cầu modem trong điện thoại làm việc nhiều hơn, dẫn đến tăng mức tiêu thụ pin và sinh ra nhiều nhiệt hơn. 

Khi sử dụng điện thoại 5G, việc hực hiện đa tác vụ như phát video trực tuyến, chơi game đồ họa cao hoặc tải xuống tập tin lớn, việc thiết bị bị nóng là điều khó tránh khỏi.

Các bài kiểm tra từ nhiều trang đánh giá như The Verge đã chỉ ra rằng, trong các trường hợp người dùng sử dụng mạng 5G liên tục trong thời gian dài, điện thoại thường sinh nhiệt nhiều hơn so với việc chỉ sử dụng các mạng thế hệ trước như 4G.

Máy bị hao pin

Theo TechRadar,  có một nghiên cứu mới lập luận rằng kết nối 5G làm tiêu hao nhiều pin của điện thoại hơn so với sử dụng 4G. Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sử dụng mạng băng thông rộng di động dựa trên 5G sẽ dẫn đến mức hao pin nhiều hơn từ 6 -11% so với mạng 4G.

Các hãng Samsung, Apple thừa nhận 5G tiêu thụ pin nhiều hơn, khuyến cáo chuyển sang 4G nếu cần kéo dài thời lượng sử dụng. Dù vậy, mức tiêu hao pin còn phụ thuộc cơ sở hạ tầng của nhà mạng.

Theo thử nghiệm của Tom's Guide thì khi dùng 5G lướt web liên tục với độ sáng 150 nit, mỗi 30 giây mở một tang mới cho đến khi hết pin thì iPhone 12 cho thời lượng sử dụng 8 tiếng 25 phút còn iPhone 12 Pro cho thời lượng 9 tiếng 6 phút (2 máy cùng dung lượng pin). Thời lượng sử dụng pin khi lướt web với 4G trên iPhone 12 và 12 Pro tương đương với iPhone 11 và 11 Pro. Như vậy có thể thấy với 5G, pin của iPhone 12 và 12 Pro tụt nhanh hơn 20% so với 4G cũng như iPhone 11/11 Pro.

Lo ngại về bảo mật

Việc cài đặt 5G cũng đặt ra không ít lo ngại về vấn đề bảo mật xoay quanh việc theo dõi vị trí, danh tính và dữ liệu cá nhân khác. 

Công nghệ mạng 4G có vùng phủ sóng rộng do tín hiệu được phát từ một tháp di động duy nhất. Mạng 5G có vùng phủ sóng nhỏ hơn nhiều và tín hiệu không thể xuyên tường tốt như 4G. Tiếp đó, mạng 5G yêu cầu nhiều ăng ten và trạm gốc nhỏ hơn được đặt trong nhà và ngoài trời.

Mỗi khi người dùng kết nối với ăng-ten 5G, các mạng di động có thể xác định chính xác vị trí của người dùng và thậm chí có thể xác định người dùng đang ở tòa nhà nào.

Đối với danh tính, các cuộc tấn công nhận dạng thuê bao di động quốc tế (International Mobile Subscriber- IMSI) có thể tiết lộ danh tính của các thuê bao di động. Bằng cách chiếm giữ IMSI thiết bị của người đăng ký, kẻ tấn công sẽ chặn lưu lượng di động trong một khu vực xác định để theo dõi hoạt động của một cá nhân.

Khi phủ sóng rộng rãi, 5G cho phép nhiều thiết bị Internet of Things (IoT) kết nối với nhau, từ nhà thông minh đến hạ tầng công nghiệp. Với lượng thiết bị kết nối lớn, tin tặc có thể tấn công làm ngưng trệ hệ thống, hoặc ăn cắp thông tin nhạy cảm từ lỗ hổng trong thiết bị.